Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Quy trình tư vấn chứng nhận vùng trồng tiêu chuẩn quốc tế-Thiết kế xây dựng trang trại

VASUS là đơn vị tư vấn nông nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm. Để đảm bảo quá trình tư vấn thuận lợi hiệu quả cho khách hàng, chúng tôi triển khai quy trình tư vấn gồm 5 bước. Quy trình này xuyên suốt trong quá trình làm việc giữa 2 bên để giúp quý khách hàng có được kết quả tốt nhất.

QUY TRINH vasus

Trong chuỗi 5 bài viết chi tiết về từng bước trong quy trình,VASUS mong muốn quý vị hiểu các bước làm việc cũng như tầm quan trọng khi thực hiện từng công đoạn:

BƯỚC 2 – THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRANG TRẠI

Thiết kế xây dựng trang trại là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và tuân thủ các quy định.

Vì vậy, VASUS sẽ chia sẻ để bạn tham khảo thêm các bước cơ bản cần thực hiện để thiết kế và xây dựng một trang trại hiệu quả.

1. Lập kế hoạch

  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu nhu cầu thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh để đưa ra quyết định phù hợp về sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Bạn sẽ bán sản phẩm cho thị trường địa phương, xuất khẩu hay cho mục đích cá nhân?
  • Đánh giá điều kiện địa lý, khí hậu: Lựa chọn vị trí phù hợp với loại hình sản xuất, đảm bảo nguồn nước, đất đai và điều kiện khí hậu thuận lợi.
  • Xác định mục tiêu, quy mô và loại hình trang trại: Bạn muốn sản xuất gì? Nuôi trồng loại động vật/cây trồng nào? Quy mô dự kiến là bao nhiêu?

2. Thiết kế trang trại

  • Thiết kế tổng thể trang trại: Bao gồm bố trí các khu vực chức năng như khu vực trồng trọt, nhà kho, khu vực ủ phân, khu vực xử lý sau thu hoạch, chế biến,…Đảm bảo thuận tiện khi vận hành từ khâu nhập vật tư, đến sản xuất canh tác, thu hoạch nhập kho, xuất hàng bán. 
  • Thiết kế chi tiết từng hạng mục: Khu vực trồng trọt cần có hệ thống tưới tiêu, thoát nước và che chắn hợp lý. Nhà sơ chế, chế biến cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà kho vật tư cần thoáng mát, che chắn an toàn, đảm bảo an toàn cho người lao động và các công trình phụ trợ khác.
  • Áp dụng các giải pháp công nghệ: Sử dụng hệ thống tự động hóa để điều khiển giúp tiết kiệm nhân công và nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Đảm bảo an toàn sinh học: Thiết kế các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn cho con người, cây trồng, động vật và môi trường xung quanh.
  • Tính khoa học: Thiết kế cần dựa trên các nguyên tắc khoa học, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực trồng trọt để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
  • Tính hợp lý: Thiết kế cần phù hợp với điều kiện thực tế của trang trại như diện tích, nguồn vốn, nguồn lực lao động, v.v.
    • Trang bị vật tư và thiết bị: Mua sắm máy móc, công cụ, vật tư nông nghiệp cần thiết.
    • Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân công về kỹ thuật trồng trọt, chế biến và quản lý trang trại.
    • Quản lý và vận hành: Thiết lập hệ thống quản lý, vận hành và bảo trì trang trại.

Duy trì và quản lý sản xuấtTính thẩm mỹ: Thiết kế cần đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo cảnh quan đẹp cho trang trại.

Thiết kế trang trại
Thiết kế trang trại tổng thể

 

3. Chuẩn bị pháp lý:

      • Pháp lý về đất đai: Kiểm tra và hoàn tất các thủ tục về quyền sở hữu đất, hợp đồng thuê đất (nếu có).
      • Giấy phép xây dựng: Xin phép xây dựng từ các cơ quan chức năng.

4. Kế hoạch tài chính:

  • Dự toán chi phí-doanh thu: Tính toán chi phí đầu tư ban đầu xây dựng, trang thiết bị, cây giống, con giống, và các chi phí vận hành khác. Doanh thu dự kiến. Tỷ suất lợi nhuận.
  • Xây dựng kế hoạch dòng tiền: cân đối giữa vốn chủ sở hữu, vốn vay, thời gian hoàn vốn.

5. Xây dựng:

  • Thuê nhà thầu: lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm thi công các công trình trang trại.
  • Lựa chọn vật tư: sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao, đảm bảo độ bền và an toàn cho sức khỏe động vật và môi trường.
  • Giám sát thi công: thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công.

6. Trang bị và vận hành:

  • Trang bị vật tư và thiết bị: Mua sắm máy móc, công cụ, vật tư nông nghiệp cần thiết.
  • Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân công về kỹ thuật trồng trọt, chế biến và quản lý trang trại.
  • Quản lý và vận hành: Thiết lập hệ thống quản lý, vận hành và bảo trì trang trại.

7. Duy trì và quản lý sản xuất:

  • Quản lý sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi và điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi và điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Chọn giống cây trồng: Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của địa phương, thị trường. Chăm sóc, bảo vệ cây trồng theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Quản lý nhân lực: Tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên để họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo động lực cho nhân viên cống hiến và gắn bó lâu dài với trang trại. Áp dụng các chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài.
  • Sức khỏe và an toàn lao động: Đảm bảo các biện pháp an toàn cho người lao động và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Áp dụng khoa học, công nghệ: Sử dụng các phần mềm quản lý trang trại để theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Áp dụng hệ thống tưới tiêu tự động, hệ thống cho ăn uống tự động để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nhân công.
  • Bảo vệ môi trường: Xử lý chất thải và bảo vệ tài nguyên nước, đất một cách bền vững. Sử dụng các sản phẩm sinh học trong sản xuất để hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Đảm bảo chất lượng: Luôn tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng đã và đang thực hiện.
  • Ghi chép: Liên tục cập nhật số liệu, thông tin về các hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất.
Trồng cây trong nhà lưới
Trồng cây trong nhà lưới

8. Phát triển bền vững:

Yếu tố phát triển bền vững trong thiết kế trang trại là rất quan trọng vì nó đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là một số ý nghĩa chính của phát triển bền vững trong thiết kế trang trại:

  • Bảo vệ môi trường sinh thái: Thiết kế bền vững giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm nước, đất và không khí. Điều này có thể bao gồm sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ, tái chế chất thải và bảo vệ các khu vực sinh thái quan trọng.
  • Tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu quả kinh tế về lâu dài: Thiết kế bền vững thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên như nước và năng lượng. Các phương pháp như lưới điện mặt trời, hệ thống thu nước mưa và quản lý chất thải có thể giúp tiết kiệm chi phí và giảm bớt tác động tới tài nguyên thiên nhiên.

Kết luận

Thiết kế xây dựng trang trại là bước quan trọng trong quy trình tư vấn chứng nhận vùng trồng tiêu chuẩn. Việc thiết kế khoa học, hiệu quả giúp cho trang trại có hướng phát triển phù hợp, tiết kiệm chi phí, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quốc tế.

VASUS là đơn vị tư vấn nông nghiệp hữu cơ uy tín, nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng dựa trên thực tế để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi với chi phí hợp lý. Hãy liên hệ ngay để biết thêm chi tiết.

Copyright Vasus
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline